Giáo dục và việc làm Phụ_nữ

Các quốc gia OECD

  • Giáo dục

Sự khác biệt giới tính tại các quốc gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã được giảm bớt trong 30 năm qua. Phụ nữ trẻ ngày nay hầu hết đều có trình độ giáo dục cấp ba: tại 19 trong số 30 nước thuộc OECD, số phụ nữ trong độ tuổi 25 tới 34 đã hoàn thành giáo dục cấp ba lớn gấp hai lần số phụ nữ trong độ tuổi 55 tới 64. Tại 21 trong 21 quốc gia OECD với dữ liệu có thể so sánh, số lượng phụ nữ tốt nghiệp các chương trình cấp đại học tương đương hay vượt quá số lượng nam giới. Các cô bé 15 tuổi thường có nhiều dự định nghề nghiệp hơn các cậu bé cùng độ tuổi.[13]

Tuy phụ nữ chiếm hơn một nửa số người tốt nghiệp đại học ở nhiều quốc gia OECD, họ chỉ nhận được 30% bằng cấp giáo dục cấp ba được trao về khoa học và kỹ sư, và phụ nữ chỉ chiếm 25% tới 35% số nhà nghiên cứu tại hầu hết các quốc gia OECD.[14]

Việc làm

Theo nghiên cứu của Kinda B. Coffman và Christine L. Exley, hai giáo sư trợ giảng tại Trường Kinh doanh Harvard, nhìn chung các nhà tuyển dụng tại Mỹ thích tuyển nam giới hơn phụ nữ, không phải vì họ có thành kiến ​​hoặc thích phân biệt đối xử với phụ nữ, mà vì đàn ông có hiệu quả làm việc trung bình tốt hơn ở một số lĩnh vực nhất định, nhất là lĩnh vực liên quan đến thể chất và tư duy logic[15]

Quyền lực và sự kiểm soát là động cơ xã hội thực sự đằng sau việc phân chia các vai trò giới tính, thông qua phân công lao động. Không chỉ đơn giản là sự khác biệt về quan niệm xã hội, các đặc điểm tự nhiên đem lại ưu thế cho nam giới (sức khỏe, tư duy logic, mức độ tập trung trí óc đều tốt hơn phụ nữ), vẫn thường thấy xu thế nam giới nổi trội rõ rệt trong các công việc phức tạp như nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nghệ nhân... Ngay cả với những công việc thường được dành cho phụ nữ như nấu ăn, các cá nhân nổi bật nhất (đầu bếp chuyên nghiệp) vẫn thường là đàn ông.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phụ_nữ http://www.islamfortoday.com/women.htm http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=w... http://www.aas.duke.edu/admin/deans/faculty/ http://www3.uakron.edu/witt/flsp/note3.htm http://www.helsinki.fi/science/xantippa/wee/wee26.... http://www.bium.parisdescartes.fr http://www.bium.univ-paris5.fr/histmed/medica.htm http://www.bium.univ-paris5.fr/histmed/medica/femm... http://www.oecd.org/document/13/0,2340,en_2649_337... http://www.oecd.org/document/31/0,2340,en_2649_201...